Bài giảng Toán Lớp 3 - Bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (Tiếp theo)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 3 - Bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Toán Lớp 3 - Bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (Tiếp theo)

* Bài toán: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế ? - 1HS đọc đề bài toán + Bài toán cho biết gì ? - Bài toán cho biết có 35l mật ong được rót đều vào 7 can. + Bài toán hỏi gì ? - Nếu có 10l thì đổ đầy được mấy can như thế ? - Trong bài toán trên, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ? + Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị. - Cách giải bài toán này có điểm gì khác với các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị đã học? + Bước tính thứ hai, chúng ta không thực hiện phép nhân mà thực hiện phép chia. * GV: Các bài toán tiên quan đến rút về đơn vị thường giải bằng hai bước: + Bước 1: Tính giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép chia). + Bước 2 : Tìm số phần bằng nhau của một giá trị (thực hiện phép chia). + Biết được số đường đựng trong 1 túi, vậy 15 kg đường đựng trong mấy túi, ta làm thế nào ? - 1 HS lên bảng tóm tắt và trình bày bài giải, cả lớp làm vào vở. Tóm tắt: Bài giải: Số ki- lô-gam đường đựng trong 40 kg : 8 túi 1 túi là: 15 kg : túi ? 40 : 3 = 5 (kg) Số túi cần để đựng 15 kg đường là: 15 : 5 = 3 (túi) Đáp số : 3 túi Tóm tắt: Bài giải: Số cúc áo cần cho một chiếc 24 cúc áo : 4 cái áo áo là: 24 : 4 = 6 (cúc áo) 42 cúc áo : cái áo? Số áo loại đó dùng hết 42 cúc áo là: 42 : 6 = 7 (cái áo) Đáp số: 7 cái áo - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Tuyên dương nhóm làm đúng và trình bày đẹp. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Nêu lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ? - Nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức ? - Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau: Luyện tập
File đính kèm:
bai_giang_toan_lop_3_bai_bai_toan_lien_quan_den_rut_ve_don_v.ppt